Những thông tin cần biết khi làm hồ cá koi

Việc nuôi cá cảnh trong nhà đang dần trở nên phổ biến đối với những người người có sở thích nuôi cá cảnh. Nổi bật trong đó có thể nhắc tới là cá Koi nhờ vẻ đẹp lộng lẫy và bắt mắt và đầy màu sắc. Điều đó cũng cho mọi người thấy rằng nhu cầu về làm hồ cá Koi cũng tăng mạnh. Vậy bạn đã biết một hồ cá Koi đạt tiêu chuẩn Nhật Bản sẽ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và biết được những thông tin cơ bản khi làm hồ cá Koi.

1

Tiêu chuẩn thiết kế hồ cá Koi

Để làm một hồ cá Koi đạt chuẩn Nhật Bản, việc đầu tiên là phải lên ý tưởng và phác thảo lên bản vẽ. Thông thường một hồ cá Koi đạt chuẩn sẽ có những yêu cầu về chiều dài, chiều rộng, độ sâu,…Ngoài ra, vị trí đặt hồ và vật liệu dùng trong thi công cũng không kém phần quan trọng.

2

Tiêu chuẩn thiết kế hồ cá Koi

Khi làm hồ cá Koi cần đảm bảo được những yếu tố cơ bản sau như là chiều dài, chiều rộng, độ sâu của hồ và vị trí đặt hồ như thế nào để có thể thu hút người nhìn.

  • Chiều dài hồ cá: Tối thiểu là 2m. Bởi vì cá Koi thích sống trong một môi trường rộng rãi.
  • Chiều rộng hồ cá: Chúng ta sẽ dựa vào chiều dài và diện tích không gian của gia chủ mà cân chỉnh sao cho phù hợp. và chiều rộng lý tưởng của hồ sẽ là 0,8m
  • Độ sâu hồ cá: Dựa vào giống loài mà chúng ta sẽ điều chỉnh để phù hợp. Như là những dòng cá nhỏ thì tối thiểu là 0,6m và còn dòng cá lớn sẽ từ 0,8-1,6m 
  • Hình dáng của hồ cá: còn tùy thuộc vào sở thích và không gian mà gia chủ có sẵn thì sẽ có nhiều hình dáng phù hợp. Và một số hình dáng hồ phổ biến như là: hình tròn, hình oval, hình vòng cung, hình bán nguyệt,… Bạn có thể tự do sáng tạo hình dáng mà bạn yêu thích. 
  • Vị trí hồ cá: Có thể đặt vị trí hồ trong nhà ( dưới chân cầu thang, ban công,…) và không gian ngoài trời ( sân vườn, trên sân thượng,…). Điều cần quan tâm ở đây là phải đúng hướng với phong thủy và đúng kỹ thuật thiết kế.

1. Tiêu chuẩn kỹ thuật

Để đánh giá một hồ cá Koi được thiết kế đạt chuẩn hay không phải dựa vào những tiêu chuẩn về kết cấu phần cứng, màu sơn bên trong lòng hồ, hệ thống lọc nước, hệ thống uv, chất lượng nước và các tiểu cảnh xung quanh. 

2. Kết cấu phần cứng 

Đây là phần quan trọng để hồ cá bền bị và chắc chắn theo thời gian. Vật liệu chủ yếu trong quá trình thi công sẽ là bê tông cốt thép để làm phần đáy hồ và thành hồ sẽ được cấu tạo từ gạch và xi măng. Trong quá trình thi công cần phải chú ý về việc chịu áp lực của thành hồ và đáy hồ hoặc là việc rễ cây phát triển, phải dùng chất liệu chống thấm chuyên dụng. 

3

2.1 Màu sơn lòng hồ và thành hồ 

Khuyến nghị nên sử dụng chất liệu sơn được trộn với phụ gia chống thấm để hạn chế rong rêu, bám bẩn gây mùi hôi ảnh hưởng tới chất lượng hồ cá Koi. Còn lòng hồ thì nên sơn những màu sẫm, tối như là đen, xanh rêu,… để làm nổi bật màu sắc của cá Koi.

2.2 Hệ thống lọc nước

Hệ thống lọc nước là ộ phận quan trọng trong quá trình làm hồ cá Koi đạt tiêu chuẩn phải đáp ứng về mặt công suất tương thích với dung tích hồ. Một hệ thống lọc nước tiêu chuẩn gồm 5 bộ phận:

  • Bộ phận hút: ở đáy hồ và trên mặt hồ sẽ xử lý rác, thức ăn thừa, chất độc và cả chất thải của cá Koi trôi trên mặt nước và đáy hồ.
  • Bộ phận đẩy: Sẽ tạo ra luồng nước để đẩy nước trong hồ giúp lưu thông nước. Ngoài ra bộ phận này còn giúp hệ thống lọc nước xử lý tốt hơn và giúp cân bằng hệ vi sinh 
  • Bộ phận xả: Xả cặn bẩn, rác, chất thải, thức ăn thừa của cá Koi,…
  • Bộ phận lọc: Bao gồm phần lọc sinh học và lọc cơ học nhằm để giúp nguồn nước trong hồ luôn sạch sẽ, không có vi khuẩn và mùi hôi tanh.
  • Bộ phận chống tràn: Sẽ giúp nước trong hồ không bị tràn ra bên ngoài để tránh gây mất thẩm mỹ.
  • Cá Koi phát triển tốt trong môi trường nước sạch, nhiệt độ từ 26-28 độ C và có pH từ 7-7,5 . Ngoài ra còn đảm bảo nồng độ NH3, NH4, chất độc hại,.. được kiểm tra nghiêm ngặt.

2.3 Hệ thống UV

Tia UV có tác dụng tiêu diệt các loại rong rêu, các mầm bệnh có ảnh hưởng xấu đến cá. Ngoài ra còn tạo ra sắc tố đẹp cho màu sắc của cá Koi. Vì vậy đây là bộ phận không thể thiếu khi xây dựng hồ cá Koi đạt chuẩn.

2.4 Cảnh quan trong hồ cá 

Còn phụ thuộc vào vị trí của hồ cá mà chúng ta sẽ chọn những tiểu cảnh cho thích hợp với không gian xung quanh. Ví dụ như vị trí hồ ở ngoài trời thì chúng ta có thể trồng thêm cây xanh nhằm tạo bóng mát hơn cho cá. Chú ý chọn những cây ít rụng lá để hạn chế việc làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước. Và bên trong hồ nên trồng thêm cây thủy sinh như hoa sen, hoa súng, lục bình,.. Những loại cây thủy sinh giúp cung cấp thêm oxy cho cá, làm sách nước, hỗ trợ them cho lọc nước. Sự thật nữa là cây ngập nước còn có công dụng hỗ trợ cá Koi vào mùa sinh sản.

Đến với website cakoihoangphi.com mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về thi công hồ cá, trang trí,… Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ, tư vấn cũng như báo giá thi công thiết kế cho môi trường riêng của bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0938 442 677